Da chỉ cần một chút kích thích nhẹ, chẳng hạn như lạnh hoặc chất dị ứng, da sẽ bị đỏ thậm chí sưng, trở thành da nhạy cảm. Còn có những người khi tắm dùng tẩy tế bào chết toàn thân hoặc kỳ cọ quá nhiều, cảm thấy như vậy da mới sạch sẽ. Tuy nhiên, kỳ quá mức thực tế sẽ làm da bong tróc, tổn thương. Vì vậy các chuyên gia tiết lộ dù da mặt hay toàn thân không nhất đinh phải làm sạch quá mức. Nhiệm vụ chính của việc chăm sóc da là tránh làm chức năng bảo vệ da bị bổn thương.
2. Thường xuyên lấy ráy tai
Trong tai sẽ tự sản sinh ra một lượng ráy tai nhất định. Một số người thường xuyên sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ lấy ráy tay để làm sạch tai. Thực tế điều này không cần thiết, bởi vì tai có tác dụng tự làm sạch. Khi chúng ta nói, ăn hoặc nhai, cùng với sự duy chuyển của khớp hàm và vị trí cơ thể, ráy tai sẽ tự động rơi ra ngoài.
Ngoài ra, ráy tai không hoàn toàn vô dụng, bởi nó có thể duy trì môi trường axit yếu trong ống tai và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn. Nếu ống tai quá sạch, lại là cơ hội cho các vi khuẩn phát triển, kéo theo đó là các khả năng về bệnh như viêm, đau, tạo mủ và các triệu chứng khác.
3. Vệ sinh khoang mũi quá sạch
Khi thở, khoang mũi là bước đầu giúp lọc không khí. Nhưng khi chất lượng không khí không tốt, mũi rất dễ bị ngứa, nhiều người chịu không nổi sẽ ngoáy mũi, đương nhiên cũng không loại trừ những người có thói quen thường xuyên ngoáy mũi, cho rằng điều này giúp làm sạch mũi.
Tuy nhiên khi dùng tay ngoáy mũi, rất dễ gây tổn thường niêm mạc mũi. Hơn nữa dưới niêm mạc là mạng lưới mao mạch phong phú, nếu mức độ tổn thương sâu, sẽ khiến chảy máu cam.
Khoang mũi có khả năng tự làm sạch, nên không cần vệ sinh quá nhiều. Nếu muốn làm sạch mũi, nhẹ nhàng lau bằng khăn giấy mềm hoặc khăn tay. Đối với bệnh nhân bị viêm mũi hoặc nghẹt mũi, chảy nước mũi cần phải cân nhắc khi làm sạch mũi, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
4. Thường xuyên làm sạch rốn
Thường xuyên vệ sinh bằng cách moi, móc rốn sẽ khiến bạn lạnh bụng, đau bụng. Rốn là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Bên trong rốn có khoảng 1400 loại vi khuẩn khác nhau nhưng hầu hết các vi khuẩn này không gây bệnh, giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường.
Vệ sinh quá nhiều, quá sạch, nhiệt lượng tỏa ra nhanh, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Nếu moi rốn với lực quá mạnh, có thể làm xước, tổn thương vùng da mỏng quanh rốn và gây viêm. Tình hình xấu đi sẽ gây mủ, vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu quan trọng trong khoang bụng.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Mật ong được xem là bài thuốc tốt cho sức khỏe với vô số lợi ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, nên tuyệt đối tránh kết hợp với những thực phẩm sau, nếu không sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
" alt=""/>Những bộ phận trên cơ thể càng sạch sẽ càng gây hại cho sức khỏeVệ tinh NanoDragon là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”.
Vệ tinh NanoDragon cũng đã được vượt qua các vòng kiểm tra tại Việt Nam và được phép gửi sang Nhật Bản tham gia phóng theo kế hoạch của JAXA từ ngày 6/8/2021.
Trong quá trình chuẩn bị phóng, vệ tinh NanoDragon đã vượt qua 4 vòng kiểm tra an toàn phóng của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) với nhiều tiêu chuẩn khắt khe.
Trong đó, có các thử nghiệm quan trọng về môi trường như: các thử nghiệm môi trường nhiệt chân không trong 82 giờ, các thử nghiệm về rung động (thử nghiệm tìm tần số dao động riêng, rung động hình sin, rung động ngẫu nhiên, rung động sine burst), thử nghiệm về sốc và các thử nghiệm chức năng khác.
![]() |
Vệ tinh NanoDragon là thành quả nghiên cứu, phát triển của nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC). |
Toàn bộ quá trình thử nghiệm tại Nhật Bản của vệ tinh NanoDragon được thực hiện và giám sát chặt chẽ với các đại diện đến từ 5 đơn vị liên quan gồm VNSC (nơi chế tạo vệ tinh), Viện công nghệ Kyushu (nơi thử nghiệm), JAXA (cơ quan phóng), HIREC (công ty đầu mối của JAXA thực hiện các hoạt động liên quan đến an toàn phóng) và MEISEI (công ty đối tác của VNSC tại Nhật Bản).
Quá trình thử nghiệm cho thấy, tất cả các chỉ số của vệ tinh đều đạt tiêu chuẩn và được phép tham gia phóng. Sau khi được chuyển giao cho JAXA vào ngày 17/8/2021, 84 ngày sau đó, vệ tinh NanoDragon đã được đưa vào quỹ đạo.
Trong quá trình này, tên lửa Epsilon số 5 mang theo vệ tinh NanoDragon bị hoãn phóng 3 lần vào các ngày 1/10/2021, 7/10/2021 và 7/11/2021 do điều kiện thời tiết không phù hợp. Ở lần thứ 4, việc phóng tên lửa đã thành công khi cả 9 vệ tinh đều được đưa lên quỹ đạo.
![]() |
Tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản mang theo vệ tinh NanoDragon "Made in Vietnam’’ cùng 8 vệ tinh khác đã phóng thành công vào quỹ đạo vào ngày 9/11/2021 (Ảnh: The Yomiuri Shimbun) |
Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh NanoDragon có 3 đường truyền thông: Đường truyền dữ liệu đo xa (thông tin về trạng thái của vệ tinh) từ vệ tinh phát xuống mặt đất ở dải tần UHF, đường phát lệnh điều khiển từ mặt đất lên ở dải tần VHF và đường truyền dữ liệu nhiệm vụ từ vệ tinh xuống mặt đất ở băng tần S.
Hiện trạm mặt đất của VNSC chưa thu được thông tin đường truyền dữ liệu đo xa ở dải UHF, do đó các thông số trạng thái chi tiết của vệ tinh NanoDragon chưa xác định được. Ở thời điểm hiện tại, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm tín hiệu của vệ tinh NanoDragon.
Trọng Đạt
Sự xuất hiện của các vệ tinh Make in Vietnam trong khoảng 10 năm trở lại đây đã chứng minh người Việt Nam hoàn toàn có thể tự làm chủ công nghệ vũ trụ, mở đường cho những mục tiêu và ước mơ lớn trong tương lai.
" alt=""/>Gần 1 tháng phóng lên quỹ đạo, chưa thu được tín hiệu vệ tinh NanoDragonDVCTT là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước, cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Đây là hệ thống giao dịch điện tử giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước; được thiết lập và vận hành nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ một cách thuận lợi, đơn giản, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm.
DVCTT được xem là nhiệm vụ hàng đầu nhằm phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong giai đoạn mới. Các địa phương trên cả nước đang nỗ lực đưa DVCTT đủ điều kiện lên mức độ 4 ngay trong năm 2021. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ TT&TT chất lượng DVCTT vẫn chưa cao, người dân vẫn phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần, thủ công, kèm theo đó là những rào cản chưa được tháo gỡ.
Trước hết là việc thiếu thiết bị công nghệ của người dân ở vùng sâu, vùng xa. Bởi vậy, những DVCTT dành cho doanh nghiệp thường được đón nhận nhiều hơn do doanh nghiệp đã quen với công nghệ, với các dịch vụ trên mạng Internet.
Trở ngại tiếp theo là tâm lý truyền thống của người dân, vẫn có thói quen đến trực tiếp cơ quan nhà nước làm thủ tục hành chính để được hỏi, hướng dẫn cụ thể các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan. Đặc biệt, nếu DVCTT có quy trình đơn giản, dễ làm, dễ thao tác sẽ thu hút người dân sử dụng hơn. Những thủ tục với nhiều quy trình phức tạp khiến người dân bị rối, ngại sử dụng.
Bộ TT&TT đã có những hướng dẫn nhằm triển khai thành công DVCTT, trong đó có việc tăng cường truyền thông và quảng bá hiệu quả để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng DVCTT. Cần cung cấp đa dạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất, tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho công dân.
Dịch bệnh Covid-19 chính là cơ hội thay đổi dần thói quen làm thủ tục hành chính của người dân. Do giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc, người dân được hướng dẫn kỹ về cách sử dụng DVCTT. Nhiều địa phương đã có văn bản yêu cầu tạm dừng giao dịch trực tiếp tại Bộ phận một cửa tại các khu vực cách ly xã hội. Khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh hoặc dịch vụ bưu chính công ích thông qua hệ thống Bưu điện để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà.
Linh Đan
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến, hướng tới Chính phủ số và xã hội số là xu hướng tất yếu; giúp giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp thông suốt, giảm chi phí cũng như bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.
" alt=""/>Cần có giải pháp đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân